Góc chia sẻ

Người Việt sinh sống ở Thái từ bao giờ?

Người Việt Nam sinh sống ở Thái Lan bao đời nay, hiện tại theo thống kê có hơn 100 ngàn người Việt đang có mặt và sinh sống tại Thái Lan và xem Thái Lan là quê hương thứ 2 của họ. Nhiều thế hệ gốc Việt người Thái đang sinh sống và làm việc tại đất nước Chùa Vàng này. Cùng tìm hiểu xem Người Việt định cư ở Thái Lan từ khi nào nhé!

NGƯỜI VIỆT MÌNH ĐÃ BẮT ĐẦU SANG SINH SỐNG TẠI THÁI LAN TỪ BAO GIỜ? 

Hiện nay ở Thái Lan có khoảng hơn 100 ngàn người Thái gốc Việt định cư tại 20 tỉnh thành lớn nhỏ. Họ là hậu duệ của những người Việt sang Thái bằng nhiều con đường, tại những thời điểm lịch sử khác nhau, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cùng ngược dòng thời gian hơn ba trăm năm trước để nghe những câu chuyện nhé…

CỘNG ĐỒNG GIÁO DÂN CHANTHABURI: những người Việt di cư đầu tiên.

Theo nhiều ghi chép lại thì những nhóm người Việt đầu tiên đến Thái Lan trong khoảng thời gian từ năm 1672 đến 1732, vào thời trị vì của Vua Narai Vương quốc Ayutthaya. Họ là giáo dân Công Giáo chạy sang Ayutthaya nhằm trốn những đợt bắt bớ đạo tại miền nam Việt Nam thời bấy giờ.

Vương quốc Ayuthaya lúc ấy là một quốc gia tự do rộng mở, các tôn giáo, tín ngưỡng khắp nơi được hoạt động thoải mái – Điều này nằm trong chiến lược tạo ra một môi trường thu hút thương nhân tứ phương đến giao thương, sinh sống nhằm phát triển kinh tế. Những nhóm người Việt đầu tiên này được cho phép định cư tại vùng Chanthabun (Chanthaburi ngày nay), và họ bắt đầu xây dựng nhà thờ bên khu vực bờ sông Chanthaburi để sinh hoạt tôn giáo.

Năm 1767, quân Miến Điện xâm lược và đánh chiếm Ayutthaya lần thứ hai. Chống cự thất bại, triều đình Vương quốc Ayutthaya chính thức sụp đổ. Giữa thời chiến tranh loạn lạc ấy, Chanthabun do nằm xa thủ đô Ayutthaya nên không chịu ảnh hưởng khói lửa nhiều, cuộc sống vẫn an lành, sung túc. Vùng đất này trở thành căn cứ địa của Vua Taksin, người đã đứng lên xây dựng quân đội và đoàn kết dân Thái, đánh đuổi quân Miến Điện ra khỏi lãnh thổ, giành lại độc lập.

Trong thời kỳ kháng chiến dưới sự lãnh đạo của Vua Taksin, các cha đạo và ma-sơ ở Chanthabun đã hết lòng chăm sóc quân lính bị thương. Để đền đáp lại sự giúp đỡ ấy của cộng đồng Công Giáo, sau khi chính thức thiết lập Vương Quốc Thon Buri, Vua Taksin đã cho phép đạo được hoạt động mạnh hơn, việc xây dựng nhà thờ cũng thuận tiện hơn.

Sau khi Vua Taksin băng hà, Chanthaburi trở thành một tỉnh của Vương quốc Siam dưới sự trị vì của Hoàng tộc Chakrit (nước Thái và Hoàng gia Thái ngày nay). Cộng đồng người Việt tại đây chuyển sang nghề khai thác và kinh doanh đá quý, trở nên thịnh vượng, biến Chanthaburi thành một trong những trung tâm đá quý quan trọng nhất Thái Lan.

Tác phẩm đá quý quan trọng nhất, rực rỡ nhất của cộng đồng giáo dân gốc Việt tại Chanthaburi chính là bức tượng Đức Mẹ Đồng Trinh trước nhà thờ chính toà Chanthaburi – đây cũng là thánh đường lớn nhất nước Thái, được xây dựng trong khoảng 1893 -1909. Bức tượng Đức Mẹ này mặc áo choàng xanh dát đá sapphire xanh lam của Thái Lan, còn đầm trắng dát đá sapphire trắng từ Sri Lanka. Trên trang phục của Đức Mẹ còn điểm xuyết nhiều hồng ngọc, men xanh lục. Đức Mẹ đứng trên một quả địa cầu có các đại dương được dát đá sapphire xanh, còn các lục địa dát đá sapphire vàng và cam nhập khẩu từ Tanzania 

BA GIAI ĐOẠN NGƯỜI VIỆT SANG THÁI ĐỊNH CƯ 

Cần nói rõ là cộng đồng giáo dân đầu tiên di cư sang Chanthaburi chỉ là con số nhỏ. Trong khi đó, lịch sử ghi nhận lại ba thời kỳ người Việt sang Thái định cư với số lượng lớn. Thời kỳ đầu tiên là chạy theo Chúa Nguyễn Ánh sang Xiêm (Siam) cầu viện, thời kỳ thứ hai là trốn bài trừ Thiên Chúa Giáo thời Vua Minh Mệnh, thời kỳ thứ ba là những người chạy trốn các đợt bắt lính của quân Pháp vào Thế Chiến 2 và chiến sự leo thang của cuộc chiến tranh Đông Dương.

Năm 1784, Chúa Nguyễn Ánh cùng gia thần trốn sang thủ đô Vọng Các của Vương quốc Siam (Bangkok ngày nay) để lánh nạn truy đuổi của quân Tây Sơn và cầu cứu viện của Vua Rama I. Năm 1787, tướng nhà Nguyễn là Nguyễn Huỳnh Đức bị quân Tây Sơn đánh bại nên cũng dẫn theo tàn quân khoảng 5000 người theo đường Thượng Lào chạy trống qua đất Thái. Cùng năm 1787, Chúa Nguyễn Ánh trở về nước, nhưng Vua Siam yêu cầu phải để lại phần lớn đoàn tùy tùng người Việt làm con tin. Ước tính khoảng 3000 người Việt đã ở lại Thái Lan khi Nguyễn Ánh trở về tái chiếm Gia Định, và họ được cho sinh sống tại khu vực Bang Pho (phía bắc Vọng Các).

Năm 1825, Vua Minh Mạng ban hành dụ cấm đạo Thiên Chúa và đã coi đó là tai họa lớn cho đất nước. Do đó, khoảng 1350 giáo dân đã chạy sang Thái tỵ nạn, được Vua Rama III ban chiếu chỉ chấp thuận cho cư ngụ tại khu vực Samsen. Vào năm 1851, nhóm giáo dân người Việt này đã xây dựng nên nhà thờ Thánh Francis Xavier và nhà thờ vẫn tồn tại đến ngày nay. Hiện nay, tại Samsen vẫn còn một khu chợ bán một số mặt hàng thực phẩm, món ăn Việt Nam, tuy nhiên người Thái gốc Việt ở đây đã hòa mình vào nhịp sống Thái nhiều thế hệ rồi, họ kết hôn với người Thái, người gốc Hoa nên con cháu không còn nói tiếng Việt. Nhiều gia đình gốc Việt làm ăn trở nên sung túc cũng đã chuyển sang nơi khác sinh sống.

Vào thời Vua Rama VI (1910 – 1925), những người Thái gốc Việt ở Samsen, Bang Pho được cho phép nhập tịch và đăng ký họ mới theo kiểu Thái. Ngày nay, những người mang họ bắt đầu bởi cụm “Anam” (Annam/ An Nam) như Anamnart, Anamwat, Anampong chính là hậu duệ của những người Việt đến Thái hai thời kỳ đầu này.

Thời kỳ di cư lớn thứ ba của người Việt sang Thái là khoảng vào thập niên 1940, khi chiến tranh Đông Dương bắt đầu, khiến một số người Việt ở Lào và Cao Miên bỏ sang Thái Lan theo đường dọc sông Mekong, con số ước tính vào năm 1946 là gần 47 ngàn người. Sang thập niên 1960, chính phủ Thái Lan đã cho khoảng 40 ngàn người Việt này hồi hương, nhưng vẫn còn khoảng gần 37 ngàn người ở lại nước Thái (14 ngàn người lớn, còn lại là trẻ con sinh ra trên đất Thái). Sang thập niên 1970, với thế hệ thứ nhì, những người Việt đến Thái thời kỳ này lên đến khoảng 50 ngàn, và dần hòa nhập vào cuộc sống trên đất mới, trở thành cư dân Thái gốc Việt.

Sau năm 1975, những thuyền nhân rời Việt Nam ở miền Nam rất nhiều người đã theo đường biển sang Thái Lan, tá túc tại các trại tị nạn ở Thái trước khi bay sang phương Tây. Nhưng giai đoạn này không ghi nhận người Việt được cho định cư ở Thái Lan.

NHỮNG NGÔI CHÙA VIỆT TRÊN ĐẤT THÁI

Ngôi chùa Việt Nam đầu tiên tại Thái Lan là chùa Wat Annamnikayaram ở Bang Pho, do người Việt lập nên vào thời kỳ sau 1787. Sau đó, nhiều chùa Việt đã được xây dựng tại Bangkok, như Chùa Hội Khánh, Chùa Quảng Phước, Chùa Cảnh Phước, Chùa Khánh Vân, vân vân. Những ngôi chùa Việt sau đó được triều đình Thái sắc phong, công nhận phái tu Đại Thừa của người Việt là An Nam Tông. Các Vua Rama IV và Rama V từng cúng dường và chiêu thỉnh các tu sĩ thuộc phái An Nam Tông vào cung làm lễ. Theo học giả Đỗ Thúy Hà thì đến năm 2015 có tổng cộng 16 ngôi chùa của phái An Nam Tông tại Thái Lan, nhưng hầu hết tu sĩ là người Thái hoặc người Thái gốc Hoa. Chỉ có phần nghi lễ lưu lại ít nhiều dấu nét của người Việt mà thôi.

LAO ĐỘNG DI CƯ SAU NĂM 2000

Ngày nay, Thái Lan là đất nước có nền kinh tế phát triển top đầu ASEAN, nên đón nhận nhiều lao động từ các quốc gia lân cận, trong đó có Việt Nam. Một phần người Việt làm việc tại Thái hiện nay là cho các văn phòng vùng đóng ở Bangkok của các công ty đa quốc gia, tuy nhiên con số này rất nhỏ khi so với những lao động “làm chui” lên đến hàng chục ngàn người. Họ chủ yếu đến từ các tỉnh miền Trung, làm những công việc phổ thông mà người bản địa thường chê như phục vụ nhà hàng, bán hàng, công nhân xưởng, giúp việc gia đình… Cá nhân mình trong mấy năm ở Bangkok đã từng ba lần gặp người Việt làm việc trên đường phố Thái Lan: một người bán xe kem dừa gặp trên đường Sukhumwit, một người bán xe sầu riêng trên phố Silom, một người phụ chạy bàn cho một nhà hàng hải sản trong khu Sathorn. Việc này thì mình không nói đúng sai, chỉ mong nước Thái thật sự có thể giúp họ có một cuộc sống tương lai tốt hơn mà thôi.

Tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau.

* Nguồn: PLOY

Bài viết khác

Mật ong hoa anh túc và những điều khách hàng cần biết trước khi sử dụng

Mật ong hoa anh túc được biết đến như là một thực phẩm cực kỳ tốt cho sức khoẻ, có rất nhiều giá trị dinh dưỡng được giới nhà giàu quan tâm về sức khoẻ tìm kiếm. Mật ong hoa anh túc có giá thành cao hơn rất nhiều so với các loại mật ong thông thường nhưng công dụng và giá trị mà mật ong..

Thuốc Rắn Số 1 Zia Tu Wan Có Thực Sự Tốt Không?

Zia Tu Wan là thuốc rắn số 1 của trung tâm thuốc rắn Hoàng Gia Thái Lan Royal Park Thailand. Đây là loại thuốc nọc rắn được nhiều du khách quốc tế khi đến du lịch Thái Lan biết đến. Nhiều du khách Việt Nam đã mua về sử dụng và mang lại hiệu quả cao. Trong bài viết này Shop Dầu Thảo Dược sẽ review..

Điều trị bệnh xương khớp bằng nọc độc của rắn có nên không?

Từ xưa giờ, ai cũng biết rắn là loài bò sát nguy hiểm nhất nhì trên Thế Giới bởi số lượng loài, tốc độ sinh trưởng và đặc biệt là nọc độc của nó đối với sức khỏe con người. Và cũng nhiều người nhận ra rằng Rắn là loài vật có thể sử dụng để lấy “độc trị độc” có..

Phong Thấp Hoàng Foong Cir Tan của Thái Lan có tốt không?

Thuốc rắn số 7 Foong Cir Tan có thật sự tốt không? tại sao giá mắc như vậy mà nhiều người vẫn tin dùng? Cùng Dầu Thảo Dược tìm hiểu về loại thuốc này nhé!

Đi Thái Lan nên mua gì về làm quà?

Thái Lan là thiêng đường mua sắm không những của người Việt Nam mà còn là thiên đường của cả Thế Giới vì hàng hóa bên Thái giá cả rẻ mà chất lượng không chê vào đâu được. Tuy nhiên, hàng hóa ở Thái rất nhiều, nên và không nên mua gì? Mua ở đâu? Và giá cả như thế nào?

THUỐC RẮN SỐ 8: TIAW GING WAN - ROYAL PARK THAI

Thuốc Rắn Số 8 TIAW GING WAN của Hoàng Gia Thái Lan

Facebook
zalo